Sự đa dạng và tập tính hút máu của các loài muỗi tại hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Phước, 2020 – 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1038Từ khóa:
Muỗi, Anopheles, bẫy mồi bò, bẫy mồi người, Khánh Hòa, Bình PhướcTóm tắt
Việt Nam là một quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong lớn (GMS), nơi dịch bệnh sốt rét và sốt xuất huyết dengue là vấn đề y tế cộng đồng lớn. Tại Khánh Hòa và Bình Phước, có nhiều khu vực mà bệnh sốt rét và sốt xuất huyết dengue đồng lưu hành. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả sự đa dạng và tập tính hút máu của các loài muỗi tại hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Phước, 2020 – 2022. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có kết hợp với phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu thời gian tìm kiếm vật chủ của các loài muỗi trong 24 giờ liên tục trong ngày. Tại Khánh Hoà và Bình Phước, 74 loài và phân loài thuộc tám chi được thu thập. Một số số cá thể thuộc 5 loài An. barbirotris s.l, An. maculatus, An.peditaenitus, An. dirus, An.minimus được ghi nhận hoạt động ở khung giờ 06 – 09 giờ sáng bằng phương pháp bẫy mồi bò (CBT) ở Khánh Hòa. Điều này khác hẳn so với các nghiên cứu trước đây chỉ thu thập được muỗi Anopheles ở khung giờ từ 18h chiều - 6h sáng. Có sự khác biệt về số lượng loài muỗi cũng như số lượng cá thể mỗi loài giữa mùa khô và mùa mưa, sinh cảnh rừng và sinh cảnh làng. Từ kết quả này, các nhà dịch tễ và côn trùng học có thể áp dụng trong xử lý và giám sát các chỉ số muỗi truyền bệnh tại thực địa vào các khung giờ cụ thể hiệu quả hơn.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.