Hiệu quả hoạt động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng và một số yếu tố ảnh hưởng tại khu vực phía Nam Việt Nam năm 2019
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/621Từ khóa:
Chiến dịch diệt lăng quăng, sốt xuất huyết dengue, phòng chống sốt xuất huyết dengueTóm tắt
Nghiên cứu thực hiện tại 5 xã của 5 tỉnh (Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang) từ tháng 7/2019 đến tháng 11/2019 nhằm mô tả một số kết quả và các yếu tố ảnh hưởng của chiến dịch diệt lăng quăng (CDDLQ) phòng chống sốt xuất huyết dengue (PCSXHD). Kiến thức về sốt xuất huyết dengue (SXHD) có 34,4% hộ dân có kiến thức đúng về dấu hiệu nhận biết; 64,4% hộ dân có kiến thức đúng về tác nhân truyền bệnh và các biện pháp thực hành diệt muỗi, lăng quăng chủ yếu là súc rửa (60,8% hộ), hóa chất (54,0% hộ), dọn dẹp phế thải (40,8% hộ). Về hiệu quả kiểm soát lăng quăng Aedes tại hộ dân sau chiến dịch, chỉ số BI giảm 28,9%, HI giảm 36,9% và CI giảm 27,8%. Loại dụng cụ có lăng quăng trước chiến dịch là dụng cụ chứa nước (59%) và sau chiến dịch là đồ vật phế thải (44%). Tỉ lệ hộ dân sử dụng biện pháp bảo vệ vật dụng sau chiến dịch thấp: 22,5% hộ có vật dụng có đậy nắp kín, 7,6% hộ có thả cá. Hiệu quả CDDLQ PCSXH chưa đạt đúng theo yêu cầu (chỉ số BI giảm hơn 90% hoặc chỉ số BI sau chiến dịch < 20). Hoạt động quản lý đội vãng gia chưa chặt chẽ, tập huấn chưa tốt là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả CDDLQ.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.