Tỷ lệ hiện mắc tật khúc xạ và một số yếu tố liên quan của học sinh tiểu học đồng bào Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long, năm 2018

Các tác giả

  • Trịnh Quang Trí Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Văn Tập Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Vũ Hải Hà Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thanh Bình Trường Đại học Trà Vinh
  • Trịnh Xuân Trang Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Nhật Tuấn Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lê Thị Ngọc Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1166

Từ khóa:

Tật khúc xạ, cận thị, loạn thị, viễn thị, học sinh tiểu học

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc tật khúc xạ và một số yếu tố liên quan của học sinh dân tộc Khmer liên quan đến tật khúc xạ. Thiết kế cắt ngang mô tả được tiến hành trên 1.500 học sinh tiểu học dân tộc Khmer từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018 tại 30 trường tiểu học thuộc 5 tỉnh An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang. Kết quả cho thấy, tỷ lệ học sinh tiểu học đồng bào dân tộc Khmer mắc tật khúc xạ là 21,2%. Trong đó, tỷ lệ học sinh mắc cận thị là 14,8%, viễn thị là 0,3% và loạn thị là 6,1%. Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh tiểu học dân tộc Khmer gồm: Tư thế ngồi viết bài, khoảng cách đọc sách, kích thước bàn ghế, hoạt động ngoài trời giờ giải lao, cho mắt nghỉ sau 30 phút đọc/viết, đọc truyện/sách liên tục, xem tivi liên tục, chơi game liên tục, tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời (p < 0,05). Cần xây dựng các biện pháp can thiệp thay đổi hành vi nguy cơ liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh tiểu học dân tộc Khmer.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

11-09-2023

Cách trích dẫn

Trí, T. Q. ., Tập, N. V. ., Hà, V. H. ., Bình, N. T. ., Trang, T. X. ., Tuấn, P. N. ., & Ngọc, L. T. . (2023). Tỷ lệ hiện mắc tật khúc xạ và một số yếu tố liên quan của học sinh tiểu học đồng bào Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long, năm 2018. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(3 Phụ bản), 162–169. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1166

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.