Thực trạng và ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến sự tương tác xã hội của sinh viên y đa khoa trường đại học Y Dược Hải Phòng năm 2023

Các tác giả

  • Hoàng Thị Thuận Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Trần Thị Thuý Hà Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Nguyễn Thị Trà My Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Ngô Thị Hương Minh Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thuỳ Linh Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1574

Từ khóa:

Điện thoại thông minh, sinh viên y, Y Dược Hải Phòng

Tóm tắt

Nghiên cứu trên 400 sinh viên trường đại học Y Dược Hải Phòng năm 2023 nhằm mục đích đánh giá thực trạng nghiện điện thoại thông minh và ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến sự tương tác xã hội. Kết quả cho thấy thời gian sinh viên sử dụng điện thoại trung bình/ngày là 7,5 ± 2,5 giờ, với các mục đích là mua sắm trực tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất 80,5%, tiếp theo là giải trí 79,9%. Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu nghiện điện thoại thông minh cao 79,0%. Sinh viên có dấu hiệu nghiện điện thoại thông minh có ảnh hưởng đến học tập (OR: 2,1; 95%CI: 1,2 – 3,8), ảnh hưởng tới cảm xúc cá nhân (OR: 3,2; 95%CI: 1,9 – 5,4), ảnh hưởng tới tương tác gia đình (OR: 2,0; 95%CI: 1,2 – 3,4), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi ngoại khoá lồng ghép lúc giảng dạy hoặc trong các buổi sinh hoạt chung của lớp, câu lạc bộ để sinh viên nắm rõ được lợi ích và tác hại điện thoại thông minh mang lại.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

20-06-2024

Cách trích dẫn

Thuận, H. T. ., Hà, T. T. T. ., My, N. T. T. ., Minh, N. T. H. ., & Linh, N. T. T. . (2024). Thực trạng và ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến sự tương tác xã hội của sinh viên y đa khoa trường đại học Y Dược Hải Phòng năm 2023. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(1 Phụ bản), 144–151. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1574

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>