Hiệu quả can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe giảm hành vi nguy cơ trong phòng ngừa ung thư đại trực tràng tại cộng đồng người Khmer, tỉnh Trà Vinh

Các tác giả

  • Lê Văn Tâm Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thanh Bình Trường Đại học Trà Vinh
  • Nguyễn Thành Chung Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1344

Từ khóa:

Hiệu quả can thiệp, truyền thông - giáo dục sức khỏe, ung thư đại trực tràng, Khmer Nam Bộ

Tóm tắt

Thay đổi hành vi nguy cơ là một trong những chiến lược hàng đầu trong phòng ngừa bệnh tật. Trong đó, các hành vi liên quan đến lối sống, thói quen không lành mạnh thường được chú trọng vì đây là các yếu tố có thể tác động được và hiệu quả mang lại là đáng kể. Để tác động thay đổi hành vi, các chương trình truyền thông - giáo dục sức khỏe cần được thực hiện, tuy nhiên, kết quả đánh giá hiệu quả chưa được thực hiện trên các nhóm đối tượng chuyên biệt như đồng bào ít người. Nhằm đánh giá hiệu quả của can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe đối với thay đổi hành vi nguy cơ trong phòng ngừa ung thư đại trực tràng, nghiên cứu thực hiện một can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng trên 941 người Khmer Nam Bộ tỉnh Trà Vinh từ 01/7/2021 đến 30/6/2022. Sau khi can thiệp truyền thông, ghi nhận có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê về sự thay đổi hành vi. Cụ thể, điểm số hành vi nguy cơ giảm 0,44 điểm ở nhóm can thiệp so với nhóm không can thiệp về dự phòng ung thư đại trực tràng trong cộng đồng người Khmer tại đây, sự thay đổi có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu là tiền đề, cơ sở để các nhà chính sách, người làm y tế công cộng xây dựng các can thiệp thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao đối với dự phòng ung thư đại trực tràng trong cộng đồng.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

20-12-2023

Cách trích dẫn

Tâm, L. V. ., Bình, N. T. ., & Chung, N. T. . (2023). Hiệu quả can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe giảm hành vi nguy cơ trong phòng ngừa ung thư đại trực tràng tại cộng đồng người Khmer, tỉnh Trà Vinh. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(5), 17–27. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1344

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>