Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ở trẻ 2 - 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi sau bổ sung sản phẩm dinh dưỡng giàu vi chất dinh dưỡng tại tỉnh Tuyên Quang năm 2016

Các tác giả

  • Trần Thị Thu Trang Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Nguyễn Trọng Hưng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Phương Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Trương Tuyết Mai Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/408

Từ khóa:

Suy dinh dưỡng thấp còi, khẩu phần, trẻ 2 - 5 tuổi, sản phẩm dinh dưỡng, Tuyên Quang

Tóm tắt

Nghiên cứu thử nghiệm cộng đồng có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của trẻ 2 - 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi sau can thiệp sản phẩm giàu vi chất dinh dưỡng tại 2 xã thuộc huyện Yên Sơn, Tuyên Quang. Chọn 200 trẻ 2 - 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm can thiệp được uống bổ sung 2 gói sản phẩm dinh dưỡng/ngày liên tục trong 9 tháng, nhóm chứng thực hiện chế độ ăn bình thường và không sử dụng sản phẩm dinh dưỡng. Sau 6 và 9 tháng can thiệp, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm can thiệp giảm 24,5%, 34,7% so với nhóm chứng giảm được 13,3%, 19,4%, p < 0,05. Sau 6 tháng và sau 9 tháng, tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở nhóm can thiệp giảm 2,1% và 4,2% so với nhóm chứng lại tăng 8,2% và 6,1%, p > 0,05. Năng lượng, lượng protein, lipid khẩu phần, vitamin A, C; canxi, sắt, kẽm khẩu phần của nhóm can thiệp đã tăng lên đáng kể so với ban đầu và so với nhóm chứng, p < 0,05 sau 9 tháng can thiệp. Sử dụng sản sản phẩm dinh dưỡng giàu vi chất dinh dưỡng trong 9 tháng có hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ở trẻ 2 - 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

31-08-2021

Cách trích dẫn

Trang, T. T. T. ., Hưng, N. T. ., Phương, N. T. ., & Mai, T. T. . (2021). Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ở trẻ 2 - 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi sau bổ sung sản phẩm dinh dưỡng giàu vi chất dinh dưỡng tại tỉnh Tuyên Quang năm 2016. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(7), 133–143. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/408

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>