Tình trạng dinh dưỡng người bệnh trước và sau mổ chân thương sọ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2017 và một số yêu tố liên quan
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/162Từ khóa:
Chấn thương sọ não, suy dinh dưỡng, Albumin, thiếu máuTóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 47 người bệnh tại khoa Ngoại Thần kinh – Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) người bệnh trước và sau mổ chấn thương sọ não (CTSN) tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ. Sư dung phương pháp đánh giá TTDD theo phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan-Subjective Global Assessment (SGA), BMI và các chỉ số xét nghiệm hóa sinh, huyết học. Nghiên cứu cho thấy trước phẫu thuật năm 2017: Tỷ lệ người bệnh bị suy dinh dưỡng (SDD) theo BMI; SGA; Albumin và Protein toàn phần lần lượt là 14,9%; 38,3%; 4,3%; và 17,0%. Tỷ lệ thiếu máu của người bệnh là 29,8%. Sau phẫu thuật 7 ngày tỷ lệ SDD tăng hơn so với trước phẫu thuật theo BMI là 25,5%; SGA là 42,6%; Albumin là 38,3% và Protein toàn phần là 44,7%, tỷ lệ thiếu máu tăng lên (76,6%). Số ngày điều trị trung bình 11,6 ngày. Hầu hết người bệnh được nuôi ăn đường miệng 2 ngày sau phẫu thuật (83,0%). Trong đó có 8,5% người bệnh có biến chứng viêm phổi và đều nằm ở nhóm người bệnh nằm viện lâu ngày (> 14 ngày). Có mối liên quan giữa SGA nhập viện với nhóm tuổi (p < 0,05), BMI nhập viện với biến chứng viêm phổi (p < 0,05). Người bệnh nhập viện phẫu thuật CTSN cần được đánh giá TTDD phát hiện sớm những người bệnh có nguy cơ về dinh dưỡng để tiến hành hỗ trợ can thiệp kịp thời giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.