Lựa chọn kháng sinh trong bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022

Các tác giả

  • Nguyễn Huy Tuấn Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Ngân Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Trần Thị Thu Trang Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thành Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lê Bá Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lê Thị Lan Anh Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Phạm Nữ Nguyệt Thịnh Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thảo Trường Đại học Dược Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1229

Từ khóa:

Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, kháng sinh

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm lựa chọn kháng sinh trong bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Nghiên cứu hồi cứu trên bệnh án của 199 bệnh nhân sơ sinh được sử dụng ít nhất 1 kháng sinh đường toàn thân tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh từ 01/10/2022 đến 30/11/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy 54,8% bệnh nhân nam; 65,3% trẻ sinh mổ; chủ yếu là trẻ nhẹ cân, hầu hết (96,5%) là các trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn sơ sinh chung, chưa khu trú vị trí rõ ràng. Dấu hiệu cờ đỏ gợi ý nhiễm khuẩn sơ sinh sớm phổ biến nhất là: Đa thai với một trong các trẻ có nghi ngờ/xác định nhiễm khuẩn (16,1%); cần thở máy ở trẻ đủ tháng (16,6%). 97,5% được chỉ định kháng sinh kinh nghiệm khi có ít nhất 2 dấu hiệu “không cờ đỏ” hoặc ít nhất 1 dấu hiệu “cờ đỏ”. Phác đồ kháng sinh phối hợp ampicilin/sulbactam + aminosid được sử dụng với tỷ lệ 55,3%. Tuy nhiên phác đồ kháng sinh đơn độc chiếm tỷ lệ khá lớn (42,2%). Cần sử dụng phác đồ kháng sinh phối hợp theo khuyến cáo trong các hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh sớm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

24-10-2023

Cách trích dẫn

Tuấn, N. H. ., Ngân, N. T. ., Trang, T. T. T. ., Hải, N. T. ., Thủy, N. T. T. ., Hải, L. B. ., Anh, L. T. L. ., Thịnh, P. N. N. ., & Thảo, N. T. . (2023). Lựa chọn kháng sinh trong bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(4 Phụ bản), 74–82. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1229

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>