Mức ý nghĩa của can thiệp dược lâm sàng trên một số vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn thuốc điều trị ung thư tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1233Từ khóa:
Vấn đề liên quan đến thuốc, can thiệp dược lâm sàng, CLEOTóm tắt
Nghiên cứu mô tả khái quát các vấn đề liên quan đến thuốc (DRP – Drug related problems) trong quá trình kê đơn thuốc điều trị ung thư tại khoa Phụ Ung thư và mức ý nghĩa của các can thiệp dược lâm sàng (PI – pharmacist intervention) thực hiện bởi dược sĩ thông qua thang phân loại CLEO. Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên các DRP và PI được thực hiện bởi dược sĩ tại khoa Phụ Ung thư Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1/7/2022 đến 31/12/2022. Kết quả cho thấy 65 DRP và PI có đủ thông tin để đánh giá, 70% bệnh nhân có chẩn đoán ung thư buồng trứng, thuốc có liên quan đến các DRP nhiều nhất là carboplatin (46,2%). DRP về liều dùng chiếm 87,7%, 26,2% PI ghi nhận sự thay đổi hành vi của bác sĩ trong thực hành lâm sàng. 52,3% PI có tác động lâm sàng ở mức ngăn ngừa nhập viện hoặc thương tật vĩnh viễn; 49,2% PI làm giảm chi phí thuốc điều trị và 69,2% PI tác động có lợi về mặt tổ chức/vận hành. Các PI được đánh giá có tác động tích cực về cả lâm sàng, kinh tế và tổ chức. Do đó, cần tăng cường hoạt động dược lâm sàng trên bệnh nhân ung thư phụ khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sử dụng thuốc.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.