Chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm thần của sinh viên y đa khoa Trường Đại học Y Dược Hải Phòng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/968Từ khóa:
Chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm thần, sinh viên y đa khoa, COVID-19Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống (CLCS), sức khỏe tinh thần (SKTT) và xác định một số yếu tố liên quan đến 2 tình trạng trên của 529 sinh viên (SV) y đa khoa trường Đại Học Y Dược Hải Phòng, bằng bộ phiếu khảo sát tự điền gồm: Bộ câu hỏi SF-12 (đánh giá CLCS), bộ công cụ DASS-21 (thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress) và bộ câu hỏi nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Điểm trung bình CLCS của SV là 65,60 ± 18,59, trong đó 39,89% có CLCS trung bình, 37,81% ở mức cao, 21,17% ở mức thấp và 1,13% ở mức rất thấp. Tỉ lệ SV có dấu hiệu stress, trầm cảm, lo âu lần lượt là 32,33%, 35,35% và 42,16%. Các yếu tố liên quan đến CLCS: Giới tính, mắc COVID-19, dấu hiệu stress, dấu hiệu lo âu, tình trạng sức khỏe, tình hình tài chính. Các yếu tố liên quan dấu hiệu stress và dấu hiệu lo âu bao gồm: CLCS và tình hình tài chính. Các yếu tố liên quan dấu hiệu trầm cảm bao gồm: CLCS, tình trạng sức khỏe và tình hình tài chính. Chất lượng cuộc sống cũng như tình trạng sức khỏe tâm thần của SV y khoa cần được quan tâm và nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là trong bối cảnh bùng phát của các dịch bệnh.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.