Chi phí – hiệu quả của chương trình can thiệp sức khỏe tâm thần vị thành niên trong trường học tại Việt Nam (RAP-V): Kết quả ban đầu từ phân tích xác định

Các tác giả

  • Nguyễn Thu Hà Trường Đại học Y tế Công công, Hà Nội
  • Nguyễn Quỳnh Anh Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Nga Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội
  • Lã Linh Nga Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục (PPRAC), Hà Nội
  • Trần Đức Thạch Trường Đại học Monash, Úc
  • Ian Shochet Trường Đại học Kỹ thuật tổng hợp Queensland University of Technology (QUT), Úc
  • Astrid Wurf Trường Đại học Kỹ thuật tổng hợp Queensland University of Technology (QUT), Úc
  • Jayne Orr Trường Đại học Kỹ thuật tổng hợp Queensland University of Technology (QUT), Úc
  • Jane Fisher Trường Đại học Monash, Úc
  • Ruby Stocker Trường Đại học Monash, Úc
  • Nguyễn Thanh Hương Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/597

Từ khóa:

Chi phí – hiệu quả, dự phòng và nâng cao sức khỏe tâm thần, can thiệp dựa vào trường học, mô hình Markov, vị thành niên

Tóm tắt

Mục tiêu của bài báo nhằm ước tính chi phí – hiệu quả của chương trình can thiệp sức khỏe tâm thần
vị thành niên trong trường học tại Việt Nam (RAP-V) từ góc độ toàn xã hội. Mô hình Markov được xây
dựng và hiệu chỉnh nhằm ước tính chi phí và hiệu quả của triển khai can thiệp RAP-V và không can thiệp.
Tham số về hiệu lực can thiệp, xác suất dịch chuyển và giá trị thỏa dụng được tính toán từ số liệu của dự
án RAP-V và tổng quan hệ thống. Tham số về chi phí dựa trên các nguồn số liệu cập nhật tại Việt Nam.
Áp dụng phân tích xác định để ước tính tỷ số chi phí - hiệu quả tăng thêm (ICER). Kết quả cho thấy với
khung thời gian trọn đời, 10 năm hay 5 năm, ICER tương ứng là 41.746.813 đồng/QALY; 7.540.685 và
21.977.777 đồng/QALY tăng thêm. Như vậy, các phân tích ban đầu chứng minh can thiệp RAP-V là rất
chi phí - hiệu quả căn cứ trên ngưỡng sẵn sàng chi trả 1 GDP/đầu người (chi phí tăng thêm trên mỗi QALY
tăng thêm nằm trong ngưỡng chấp nhận chi trả) so với không can thiệp. Cần triển khai các phân tích độ
nhạy và phân tích trường hợp nhằm cung cấp các bằng chứng bổ sung cho hoạch định chính sách.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-04-2022

Cách trích dẫn

Hà, N. T. ., Anh, N. Q. ., Nga, N. T. ., Nga, L. L. ., Thạch, T. Đức ., Shochet, I. ., Wurf, A. ., Orr, J. ., Fisher, J. ., Stocker, R. ., & Hương, N. T. . (2022). Chi phí – hiệu quả của chương trình can thiệp sức khỏe tâm thần vị thành niên trong trường học tại Việt Nam (RAP-V): Kết quả ban đầu từ phân tích xác định. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(2), 139–147. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/597

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả