Thực trạng người mang ký sinh trùng sốt rét không triệu chứng được phát hiện bằng kỹ thuật RT-qPCR tại huyện Tuy Đức và Cư Jut, tỉnh Đắk Nông

Các tác giả

  • Nguyễn Đức Giang Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Hà Nội
  • Vũ Sinh Nam Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Huỳnh Hồng Quang Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Bình Định

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/104

Từ khóa:

Người mang ký sinh trùng sốt rét không triệu chứng, Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax

Tóm tắt

Tỷ lệ mắc sốt rét đang giảm tại Việt Nam, nhưng ổ chứa tiềm ẩn là người mang trùng không triệu chứng (NMTKTC) là một thách thức kỹ thuật trong lộ trình loại trừ sốt rét (LTSR). Nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng từ 2018 - 2020 nhằm mô tả thực trạng NMTKTC bằng kỹ thuật RT-qPCR tại tỉnh Đắk Nông. Tại huyện Tuy Đức, 2809 người đã được điều tra, tỷ lệ NMTKTC là 4,6%. Theo vùng lưu hành từ cao, đến vừa và thấp trong hai thời điểm điều tra giữa mùa mưa và giữa mùa khô cho tỷ lệ lần lượt 12,8% so với 12,6%; 3,6% so với 3,6%, và 1,5% so với 1,8%. Sự thay đổi tỷ lệ giữa hai mùa không có ý nghĩa thống kê, nhưng khác biệt có ý nghĩa giữa các vùng lưu hành. Tại huyện Cư Jut, điều tra 2.940 người, tỷ lệ NMTKTC là 2,3%. Theo vùng lưu hành từ cao, đến vừa và thấp trong hai thời điểm giữa mùa mưa và giữa mùa khô cho tỷ lệ lần lượt 1,3% so với 2,4%; 1,1% so với 2,7% và 3,6% so với 2,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai mùa, nhưng không có ý nghĩa giữa các vùng lưu hành. Loài được phát hiện ở 2 huyện đều là P. falciparum (100%). Cùng với số ca sốt rét có triệu chứng, thì NMTKTC sẽ làm tăng thêm gánh nặng sốt rét. Do đó, lộ trình LTSR theo định hướng đến năm 2030, NMTKTC là một khía cạnh cần quan tâm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

25-04-2021

Cách trích dẫn

Giang, N. Đức ., Nam, V. S., & Quang, H. H. . (2021). Thực trạng người mang ký sinh trùng sốt rét không triệu chứng được phát hiện bằng kỹ thuật RT-qPCR tại huyện Tuy Đức và Cư Jut, tỉnh Đắk Nông. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(10), 139–149. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/104

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>