Sự tồn lưu kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu sau 5 năm tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu giảm liều (Td) trên đối tượng từ 6 - 25 tuổi tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, năm 2021

Các tác giả

  • Lê Văn Tuấn Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Nguyễn Hoàng Quân Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Nguyễn Thị Thu Hà Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Phạm Thị Ngọc Liễu Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Viên Chinh Chiến Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/864

Từ khóa:

Bệnh bạch hầu, kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu, tiêm phòng vắc xin Td

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định sự tồn lưu kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu sau 5 năm tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu giảm liều (Td) ở nhóm tuổi 6 - 25 tại huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum, năm 2021. Sử dụng kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme (ELISA) để định lượng nồng độ kháng thể kháng độc tố bạch hầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tống số 128 người tình nguyện tham gia theo dõi sau 5 năm tiêm vắc xin Td, có 92,70% người vẫn còn duy trì được nồng độ kháng thể bảo vệ; trong đó 2,40% có kháng thể bảo vệ một phần và 89,80% có kháng thể bảo vệ đầy đủ. Tỷ lệ có kháng thể bảo vệ đầy đủ ở nhóm tuổi 6 – 10; 11 - 15 tương ứng là 94,60% và 96,70%, sau đó giảm ở các nhóm tuổi tiếp theo, tỷ lệ 85,70% ở nhóm tuổi 16 - 20 và 72,70% ở nhóm tuổi 21 - 25. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu phù hợp theo từng nhóm tuổi nhằm kiểm soát và khống chế sự bùng phát dịch bạch hầu tại tỉnh Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung trong thời gian tới.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

10-02-2023

Cách trích dẫn

Tuấn, L. V. ., Quân, N. H. ., Hà, N. T. T. ., Liễu, P. T. N. ., & Chiến, V. C. . (2023). Sự tồn lưu kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu sau 5 năm tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu giảm liều (Td) trên đối tượng từ 6 - 25 tuổi tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, năm 2021. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(8), 17–23. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/864

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>