Sự biến động chỉ số véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực Tây Nguyên, 2011 - 2020
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/615Từ khóa:
Véc tơ sốt xuất huyết dengue, sốt xuất huyết dengue, khu vực Tây NguyênTóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng hồi cứu các chỉ số véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) được giám sát và báo cáo hàng tháng từ tháng 1/2011 - 12/2020 tại 04 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Phân tích các chỉ số véc tơ gồm chỉ số mật độ muỗi (DI), chỉ số Breteau (BI) tại các điểm giám sát nhằm mô tả sự biến động chỉ số véc tơ liên quan đến đề xuất các biện pháp phòng chống phù hợp. Kết quả cho thấy các tháng đều ghi nhận sự hiện diện của muỗi và lăng quăng/bọ gậy muỗi Aedes aegypti truyền bệnh SXHD. Chỉ số mật độ muỗi dao động từ 0,2 đến 0,44 con/nhà; chỉ số BI dao động từ 13,7 đến 31,2. Các chỉ số thường bắt đầu tăng cao từ tháng 5 đến tháng 10, đỉnh vào tháng 7. Mùa mưa DI (0,23 - 0,46), BI (20,8 - 29,0) cao hơn mùa khô DI (0,19 - 0,28), BI (13,2 - 21,1). Năm 2016 ghi nhận chỉ số véc tơ cao nhất với BI trung bình: 24,3 (cao nhất: 186,7); DI trung bình: 0,33 (cao nhất: 1,9). Chỉ số véc tơ trung bình theo tháng, mùa, năm tại khu vực Tây Nguyên thường không cao (BI < 30, DI < 0,5); các chỉ số véc tơ cao ở tỉnh Kon Tum, Gia Lai và thấp hơn ở Đắk Lắk, Đắk Nông.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.