Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khu vực Tây Nguyên năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1378Từ khóa:
Đặc điểm dịch tễ, vi rút Dengue, dụng cụ chứa nước, Tây NguyênTóm tắt
Nghiên cứu hồi cứu số liệu từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022 về bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) và các chỉ số véc tơ tại 04 tỉnh khu vực Tây Nguyên nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh. Kết quả ghi nhận 26.349 người bệnh SXHD, 11 trường hợp tử vong. Dịch ghi nhận các tháng trong năm, tăng cao từ tháng 5, đỉnh tháng 9. Người bệnh SXHD chủ yếu làm nghề nông (44,9%); nhóm > 15 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (71,5%). Có cả 04 týp vi rút lưu hành, trong đó týp D2 (74,2%), D1 (23,5%) là chủ đạo. Số mắc/100.000 dân lần lượt tại các tỉnh Gia Lai (747,2), Đắk Lắk (532,4), Đắk Nông (525,9), Kon Tum (170,2). Chỉ số mật độ muỗi (DI) trung bình từ 0,11 – 0,59 con/nhà; Breteau (BI) trung bình từ 9,7 – 44,7. Chỉ số DI, BI tăng cao từ tháng 5 đến tháng 9. Ổ bọ gậy nguồn Aedes đa dạng về chủng loại dụng cụ chứa nước có bọ gậy, nhiều nhất ở 04 chủng loại là lốp xe, phế thải, phuy, xô/thùng. Số lượng bọ gậy mùa mưa nhiều hơn mùa khô (12.418 so với 8.452). Truyền thông trước tháng 5 và duy trì sau đó; đảm bảo giám sát, xử lý triệt để ổ bọ gậy nguồn giúp giảm quy mô dịch. Sẵn sàng nguồn lực điều trị tại những nơi người bệnh có chiều hướng tăng cao bất thường.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.