Đánh giá tình trạng kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu của người dân tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum năm 2020

Các tác giả

  • Lê Văn Tuấn Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Nguyễn Thị Tuyết Vân Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Nguyễn Hoàng Quân Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Nguyễn Thị Thu Hà Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Nguyễn Lê Mạnh Hùng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Nguyễn Lộc Vương Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum
  • Viên Chinh Chiến Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/392

Từ khóa:

Bệnh bạch hầu, kháng thể, Kon Tum

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu của người dân tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, năm 2020. Sử dụng kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme (ELISA) để định lượng nồng độ kháng thể kháng độc tố bạch hầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 669 người tham gia nghiên cứu, có 30,6% không có kháng thể bảo vệ; 8,7% có kháng thể bảo vệ một phần và 60,7% có kháng thể bảo vệ đầy đủ. Tỷ lệ có kháng thể bảo vệ đầy đủ ở nhóm tuổi 0 - 10 là 66,4%, sau đó giảm ở các nhóm tuổi tiếp theo. Tuy nhiên, tỷ lệ có kháng thể bảo vệ đầy đủ tăng lên ở nhóm tuổi 51 - 60 và > 60 với tỷ lệ lần lượt là 64,0% và 70,5%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có kháng thể bảo vệ theo trình độ, nghề nghiệp và lịch sử tiêm vắc xin. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tỷ lệ có kháng thể bảo vệ theo giới tính, dân tộc, nhóm tuổi, nơi sinh sống. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm kiểm soát và khống chế sự bùng phát dịch bạch hầu tại tỉnh Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung trong thời gian tới.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

31-08-2021

Cách trích dẫn

Tuấn, L. V. ., Vân, N. T. T. ., Quân, N. H. ., Hà, N. T. T. ., Hùng, N. L. M. ., Vương, N. L. ., & Chiến, V. C. . (2021). Đánh giá tình trạng kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu của người dân tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum năm 2020. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(7), 9–17. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/392

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>