Thực trạng kháng thể kháng SARS-CoV-2 và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng điều trị trong bệnh viện tại Đắk Lắk, 11/2021-3/2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/863Từ khóa:
Kháng thể kháng SARS-CoV-2, COVID-19 không triệu chứng, Đắk LắkTóm tắt
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng kháng thể kháng SARS-CoV-2 và một số yếu tố liên quan trên 248 bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng tại Đắk Lắk, 11/2021 - 3/2022. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật xét nghiệm điện hoá phát quang (Electrochemiluminescence immunoassay – ECLIA) để định lượng nồng độ kháng thể kháng SARS-CoV-2. Kết quả cho thấy tỷ lệ dương tính với kháng thể kháng SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 (D7) và ngày thứ 14 (D14) sau nhập viện là 86,7% và 91,5%; trong đó nhóm đã tiêm vắc xin có tỷ lệ dương tính lần lượt là 92,1% & 96,3%; nhóm chưa tiêm vắc xin là 50,0% & 55,6%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thông kê với p < 0,01. Tỷ lệ dương tính ở nhóm tiêm 1 mũi vắc xin vào D7 (90,3%) thấp hơn nhóm tiêm 2 mũi vắc xin (100%) với p < 0,01 nhưng đến D14 tỷ lệ 2 nhóm tương đồng nhau (95,2% & 100%) với p > 0,05. Chưa ghi nhận khác biệt về tỷ lệ có kháng thể dương tính theo tuổi, giới tính, dân tộc, số lượng bạch cầu tăng và XQ phổi có tổn thương. Kết quả này đã góp phần cung cấp thêm bằng chứng khoa học về sự cần thiết của tiêm chủng vắc xin COVID-19 để duy trì và nâng cao nồng độ kháng thể.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.