Tác nhân vi rút gây viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) trên các bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, 2018 – 2019

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Sang Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Vũ Sơn Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Ứng Thị Hồng Trang Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Vương Đức Cường Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Phạm Thị Hiền Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Trần Thị Thu Hương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Phương Anh Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Lê Thị Thanh Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Cơ Thạch Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Hoàng Vũ Mai Phương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Lê Thị Quỳnh Mai Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Lê Khánh Hằng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/596

Từ khóa:

Vi rút hô hấp, viêm đường hô hấp cấp tính nặng, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Tóm tắt

Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (VĐHHC - SARI) là nguyên nhân hàng đầu nhập viện và gây tử
vong ở trẻ em trên toàn cầu. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, là một trong hai điểm giám sát VĐHHC
tại miền Bắc Việt Nam. Trong số 653 mẫu dịch họng/tỵ hầu thu thập trong 2 năm 2018 - 2019, 338 mẫu (60,8%) được xác định dương tính, trong đó dương tính với vi rút cúm là 26% và với các vi rút hô hấp khác là 34,8%. Trong số các mẫu dương tính, 314 mẫu nhiễm 1 tác nhân vi rút, 3 mẫu đồng nhiễm 2 phân typ vi rút cúm và 21 mẫu đồng nhiễm 2 tác nhân vi rút hô hấp khác ngoài cúm. Vi rút cúm A/H1N1pdm09 chiếm tỷ lệ cao nhất 11,6%; đứng thứ hai là vi rút hợp bào đường hô hấp (Respiratory syncytial virus – RSV) (10,6%); vi rút cúm A/H3 và Rhino với tỷ lệ là 8,4% và 8,1%. Các vi rút cúm B, Adeno, vi rút gây viêm phổi (human Metapneumovirus - hMPV), á cúm (Parainfluenza virus – PIV) 1,2,3 chiếm tỷ lệ từ 0,8% đến 5,6%. Các vi rút cúm mùa lưu hành quanh năm, chiếm ưu thế vào mùa đông xuân, RSV và vi rút Rhino nổi trội vào mùa hè, chủ yếu ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nghiên cứu xác định vai trò của một số loại vi rút hô hấp trong tiến triển nặng của VĐHHC cần được tiếp tục thực hiện tại Việt Nam.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-04-2022

Cách trích dẫn

Sang, N. T., Sơn, N. V. ., Trang, Ứng T. H. ., Cường, V. Đức ., Hiền, P. T. ., Hương, T. T. T. ., Anh, N. P. ., Thanh, L. T. ., Thạch, N. C. ., Phương, H. V. M. ., Mai, L. T. Q. ., & Hằng, N. L. K. . (2022). Tác nhân vi rút gây viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) trên các bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, 2018 – 2019. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(2), 129–138. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/596

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>