Tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan trên nhóm bệnh nhân điều trị ARV tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình 2018

Các tác giả

  • Phan Thị Thanh Nga Trường Cao đẳng Y tế Quảng Bình
  • Hoàng Thị Mơ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình
  • Nguyễn Văn Hùng Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
  • Trần Thị Mai Liên Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/429

Từ khóa:

Sự tuân thủ điều trị, HIV, điều trị ARV, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS

Tóm tắt

Điều trị bằng thuốc kháng Retrovirus (ARV) là phương pháp hiệu quả nhất với người nhiễm HIV/AIDS. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị (TTĐT) ARV và mô tả một số yếu tố liên quan của bệnh nhân HIV/AIDS. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính trên 152 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú - Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị trong một tuần qua là 69,1%. Các yếu tố ảnh hưởng đến không TTĐT bao gồm tác dụng phụ của thuốc (OR = 3,21; 95% KTC: 1,03 - 9,96); không tái khám đúng hẹn (OR = 2,89; 95% KTC: 1,23 - 6,67); kiến thức không đạt về điều trị và TTĐT (OR = 2,41; 95% KTC: 1,06 - 5,50); không sử dụng biện pháp nhắc thuốc (OR = 2,6; 95% KTC: 1,05 - 6,41) và tần suất nhận thông tin không thường xuyên (OR = 3,55; 95% KTC: 1,46 - 8,61). Tỷ lệ TTĐT ARV vẫn còn thấp, do đó, cán bộ y tế cần khuyên bệnh nhân tới khám điều trị đúng hẹn, chú trọng nâng cao hiểu biết về TTĐT, các biện pháp hỗ trợ uống thuốc, tác dụng phụ thường xuất hiện và các biện pháp xử trí phù hợp để thực hiện đúng kế hoạch điều trị.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

01-11-2021

Cách trích dẫn

Nga, P. T. T. ., Mơ, H. T. ., Hùng, N. V. ., & Liên, T. T. M. . (2021). Tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan trên nhóm bệnh nhân điều trị ARV tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình 2018. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(8), 139–149. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/429

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.