Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới trong chẩn đoán lao kháng thuốc trực tiếp từ mẫu đờm tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020 – 2022

Các tác giả

  • Khiếu Thị Thúy Ngọc Bệnh viện Phổi Trung ương (NLH), Hà Nội
  • Nguyễn Văn Hưng Bệnh viện Phổi Trung ương (NLH), Hà Nội; Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UMP)
  • Trần Huyền Trang Bệnh viện Phổi Trung ương (NLH), Hà Nội
  • Đinh Thị Hương Bệnh viện Phổi Trung ương (NLH), Hà Nội
  • Lê Thị Nam Bệnh viện Phổi Trung ương (NLH), Hà Nội
  • Vũ Ngọc Trung Bệnh viện Phổi Trung ương (NLH), Hà Nội
  • Đoàn Thu Hà Bệnh viện Phổi Trung ương (NLH), Hà Nội
  • Nguyễn Văn Khiêm Bệnh viện Phổi Hà Nội (HLH)
  • Nguyễn Kim Cương Bệnh viện Phổi Trung ương (NLH), Hà Nội
  • Nguyễn Bình Hòa Bệnh viện Phổi Trung ương (NLH), Hà Nội
  • Đinh Văn Lượng Bệnh viện Phổi Trung ương (NLH), Hà Nội
  • Nguyễn Thụy Thương Thương Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Thành phố Hồ Chí Minh
  • Timothy M Walker Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Thành phố Hồ Chí Minh
  • Guy Thwaites Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1466

Từ khóa:

Mycobacterium tuberculosis, giải trình tự toàn bộ hệ gen, lao đa kháng thuốc (MDR-TB)

Tóm tắt

Việc xác định nhanh chóng tình trạng kháng thuốc kháng sinh là điều cần thiết để điều trị hiệu quả bệnh lao. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu dự báo tính kháng thuốc thông qua giải trình tự hệ gene (GTT gene) xác định tính kháng thuốc vi khuẩn lao từ 100 mẫu đờm của bệnh nhân lao có kết quả xét nghiệm Xpert MTB dương tính kháng RIF đến khám tại Bệnh viện (BV) Phổi Trung ương và BV Phổi Hà Nội từ 2020 – 2022. Sau khi loại các mẫu không đạt chất lượng, còn lại 38 mẫu GTT gene có kết quả kiểm soát chất lượng (QC) lớn hơn hoặc bằng 80% với đầy đủ kết quả kháng thuốc kiểu hình và kiểu gen để phân tích đánh giá hiệu quả chẩn đoán. Xét nghiệm GTT gene trực tiếp từ mẫu đờm phát hiện kháng thuốc có độ nhạy và độ đặc hiệu với từng thuốc lần lượt là Isoniazid 91,7% - 100%; Rifampicin 86,79% - 25,0%; Ethambutol 89,5% - 68,4%; Pyrazinamide 56,5% - 100%; Streptomycin 67,7% - 85,7%. Moxifloxacin 50,0% - 96,4%. Xét nghiệm giải trình tự toàn bộ hệ gen từ mẫu đờm cho thấy hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ sinh học phân tử hiện đại vào chẩn đoán sớm bệnh lao kháng thuốc, tiến tới cá thể hóa phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, tăng tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao kháng thuốc tại Việt Nam.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

20-03-2024

Cách trích dẫn

Ngọc, K. T. T. ., Hưng, N. V. ., Trang, T. H. ., Hương, Đinh T. ., Nam, L. T. ., Trung, V. N. ., Hà, Đoàn T. ., Khiêm, N. V. ., Cương, N. K. ., Hòa, N. B. ., Lượng, Đinh V. ., Thương, N. T. T. ., Walker, T. M. ., & Thwaites, G. . (2024). Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới trong chẩn đoán lao kháng thuốc trực tiếp từ mẫu đờm tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020 – 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(7), 138–146. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1466

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.