Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi tại quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/865Từ khóa:
Chất lượng giấc ngủ, người cao tuổi, quận Sơn Trà, Thành phố Đà NẵngTóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả và phân tích một số yêu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ trên 345 người cao tuổi tại quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, dùng thang đo chỉ báo chất lượng giấc ngủ (PSQI) để đo lường và mô hình hồi quy logistic đa biến để xác định yếu tố có liên quan. Có 67,8% người cao tuổi có chất lượng giấc ngủ không tốt. Chất lượng giấc ngủ không tốt ở nhóm 70 - 79 tuổi cao hơn nhóm 60 - 69 tuổi (OR = 2,3; 95% KTC:1,1 - 4,6). Người không thuộc nhóm hưu trí thì chất lượng giấc ngủ kém hơn so với nhóm hưu trí: Ngư dân (OR = 24,9; 95% KTC: 3,3 - 191,3), nội trợ (OR = 9,2; 95% KTC: 1,8 - 46,5), già yếu ở nhà (OR = 9,7; 95% KTC: 1,9 - 47,5). Người cao tuổi có chất lượng giấc ngủ không tốt ở nhóm có tâm trạng đôi khi thấy cô đơn cao hơn so với nhóm thoải mái (OR = 5,1; 95% KTC:1,4 - 17,9). Người cao tuổi có chất lượng giấc ngủ không tốt ở nhóm có lo âu vừa (OR = 6,3; 95% KTC: 1,1 - 36,2) và nặng (OR = 11,9; 95% KTC: 1,0 - 141,7) cao hơn nhóm bình thường. Người cao tuổi có chất lượng giấc ngủ không tốt chiếm tỷ lệ cao, cần được tư vấn sức khỏe, tâm lý trị liệu, tránh tác động tiêu cực từ tâm lý và gia đình.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.