Đặc điểm dịch tễ, kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về xử trí ban đầu của người dân khi bị rắn độc cắn tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017

Các tác giả

  • Bùi Thị Phương Anh Trường Đại học Y – Dược Huế
  • Võ Văn Thắng Trường Đại học Y – Dược Huế
  • Nguyễn Hoàng Lan Trường Đại học Y – Dược Huế
  • Joerg Blessmann Viện Y học nhiệt đới Bernhard Nocht, Hamburg, CHLB Đức

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/291

Từ khóa:

Rắn cắn, sơ cứu, rắn độc, dịch tễ

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ học rắn độc cắn, kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về xử trí ban đầu của người dân khi bị rắn cắn tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017. Nghiên cứu mô tả cắt ngang một số yếu tố dịch tễ học với 36.182 đối tượng và đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của 400 người dân tại ba khu vực đồi núi; vùng trũng, ven biển và đầm phá; thành thị trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy: Ước tính tỷ lệ rắn cắn trên 100.000 người/năm lần lượt là 172 (95%-CI: 105–266), 69 (95%-CI: 33–117) và 10 (95%-CI: 1–56) tại 3 khu vực đồi núi; vùng trũng, ven biển và đầm phá; thành thị. Tỷ lệ bị rắn độc cắn trên toàn địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 62 (95%-CI: 17–199) trên 100.000 người/năm. Thái độ được đánh giá là “Tốt” ở 81% người dân tham gia, kiến thức và thực hành “Đạt” tương ứng là 36% và 8%. Trong phân tích hồi quy đa biến, có 2 yếu tố liên quan đến kiến thức xử trí ban đầu của người dân khi bị rắn độc cắn: Giới tính, nghề nghiệp; Có 2 yếu tố liên quan đến thái độ: Trình độ học vấn, khu vực sống; Có 3 yếu tố liên quan đến thực hành: Dân tộc, trình độ học vấn và khu vực sống (p <0,05).

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

29-04-2021

Cách trích dẫn

Anh, B. T. P. ., Thắng, V. V. ., Lan, N. H. ., & Blessmann, J. . (2021). Đặc điểm dịch tễ, kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về xử trí ban đầu của người dân khi bị rắn độc cắn tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(2), 150–159. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/291

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả