Căn nguyên vi rút đường ruột gây liệt mềm cấp tại miền Bắc và miền Trung Việt nam, giai đoạn 2008 - 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1865Từ khóa:
Liệt mềm cấp, vi rút đường ruột (EV), vi rút polio (PV), vi rút đường ruột không phải polio (NPEV), Việt NamTóm tắt
Giám sát (GS) liệt mềm cấp (LMC) là biện pháp chính phát hiện sự xâm nhập và lưu hành của vi rút polio (PV). Bên cạnh đó, GS vi rút đường ruột không phải polio (NPEV) trên ca LMC cũng được quan tâm, giúp theo dõi sự lưu hành gây bệnh của vi rút. Nhằm tìm hiểu các chỉ số GS phòng thí nghiệm (GSPTN), sự lưu hành của PV và NPEV trên các ca LMC tại khu vực phía Bắc Việt Nam, thông tin hiện vẫn thiếu hụt trên Y văn, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả GS trên 2848 ca LMC, thu thập từ 25 tỉnh miền Bắc và 9 tỉnh miền Trung (từ Quảng Ngãi trở ra), giai đoạn 2008 - 2022. Phân tích cho thấy các chỉ số GSPTN đều vượt ngưỡng quy định của TCYTTG. PV dương tính chiếm 0,75% tổng số ca LMC, toàn bộ đều là chủng PV Sabin và phát hiện trong giai đoạn 2008 - 2018. NPEV dương tính chiếm 11,3%. Trong tổng số NPEV, nhóm EV-B chiếm ưu thế (68,4%), gồm các vi rút echo như E-11, E-30, E-14 và E-6…, tiếp theo là nhóm EV-A (16,6%), đại diện bởi EV-A71 và một số coxsackie A. Kết quả nhấn mạnh vai trò quan trọng của GS LMC trong việc theo dõi sự lưu hành của PV và NPEV, đồng thời cần tiếp tục cải tiến kỹ thuật xét nghiệm LMC nhằm tăng khả năng phát hiện các NPEV mới nổi bao gồm EV-D68 tại Việt Nam.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.