Sự tồn lưu kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu sau 5 năm tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu giảm liều (Td) trên đối tượng từ 6 - 25 tuổi tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, năm 2021
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/864Từ khóa:
Bệnh bạch hầu, kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu, tiêm phòng vắc xin TdTóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định sự tồn lưu kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu sau 5 năm tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu giảm liều (Td) ở nhóm tuổi 6 - 25 tại huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum, năm 2021. Sử dụng kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme (ELISA) để định lượng nồng độ kháng thể kháng độc tố bạch hầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tống số 128 người tình nguyện tham gia theo dõi sau 5 năm tiêm vắc xin Td, có 92,70% người vẫn còn duy trì được nồng độ kháng thể bảo vệ; trong đó 2,40% có kháng thể bảo vệ một phần và 89,80% có kháng thể bảo vệ đầy đủ. Tỷ lệ có kháng thể bảo vệ đầy đủ ở nhóm tuổi 6 – 10; 11 - 15 tương ứng là 94,60% và 96,70%, sau đó giảm ở các nhóm tuổi tiếp theo, tỷ lệ 85,70% ở nhóm tuổi 16 - 20 và 72,70% ở nhóm tuổi 21 - 25. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu phù hợp theo từng nhóm tuổi nhằm kiểm soát và khống chế sự bùng phát dịch bạch hầu tại tỉnh Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung trong thời gian tới.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.