Đánh giá di chứng lâu dài ở trẻ mắc viêm não Nhật Bản điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, 2017 - 2023

Các tác giả

  • Phạm Thị Lan Liên Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội
  • Trần Minh Điển Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội
  • Đào Hữu Nam Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội
  • Trần Minh Vương Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội
  • Vũ Văn An Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội
  • Hà Tiến Vinh Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ
  • Phạm Quang Thái Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1858

Từ khóa:

Viêm não Nhật Bản, di chứng, phục hồi chức năng, bệnh viện Nhi Trung ương

Tóm tắt

Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ sở chuyên khoa nhi tuyến cuối, điều trị gần một phần hai số ca viêm não Nhật Bản (VNNB) trên toàn quốc, nhưng hiện chưa có nghiên cứu đánh giá di chứng (DC) lâu dài ở trẻ mắc bệnh. Nghiên cứu cắt ngang đã thu thập dữ liệu từ 360 người bệnh VNNB điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2017 đến 2023. Kết quả, phần lớn trẻ mắc bệnh là nam (61,9%) và dân tộc Kinh (76,4%), tuổi trung vị là 7, khoảng tuổi từ 1,5 tháng đến 15,7 tuổi. Trong đó, 21,4% chưa tiêm vắc xin phòng VNNB và 53,1% không rõ lịch sử tiêm chủng. Tỷ lệ DC lâu dài và tử vong do DC VNNB là 42,2%, với 29 trẻ tử vong (8,2%) và 41 trẻ bị DC nặng (11,6%). Ngoài ra, 56 trẻ (15,9%) bị DC trung bình, 23 trẻ (6,5%) bị DC nhẹ, 204 trẻ (57,8%) hồi phục hoàn toàn. DC thần kinh - vận động chiếm tỷ lệ cao nhất (21,0%), tiếp theo là DC thần kinh (11,3%) và DC vận động (1,7%). Đáng chú ý, 12 trường hợp (0,3%) bại não liệt tứ chi, không giao tiếp được, trong đó 3 trẻ vẫn phải duy trì thở máy. Các yếu tố liên quan giúp tiên lượng DC lâu dài và tử vong bao gồm thở máy, phẫu thuật mở khí quản và thời gian điều trị nội trú trên 2 tuần.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

24-10-2024

Cách trích dẫn

Liên, P. T. L. ., Điển, T. M. ., Nam, Đào H. ., Vương, T. M. ., An, V. V. ., Vinh, H. T. ., & Thái, P. Q. . (2024). Đánh giá di chứng lâu dài ở trẻ mắc viêm não Nhật Bản điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, 2017 - 2023. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(5 Phụ bản), 51–60. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1858

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>