Chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm thần của sinh viên y đa khoa Trường Đại học Y Dược Hải Phòng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 năm 2022

Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Hải Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Lê Trần Tuấn Anh Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Bế Thị Lan Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Đào Văn Tùng Trường Cao Đẳng Y tế Hải Phòng

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/968

Từ khóa:

Chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm thần, sinh viên y đa khoa, COVID-19

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống (CLCS), sức khỏe tinh thần (SKTT) và xác định một số yếu tố liên quan đến 2 tình trạng trên của 529 sinh viên (SV) y đa khoa trường Đại Học Y Dược Hải Phòng, bằng bộ phiếu khảo sát tự điền gồm: Bộ câu hỏi SF-12 (đánh giá CLCS), bộ công cụ DASS-21 (thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress) và bộ câu hỏi nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Điểm trung bình CLCS của SV là 65,60 ± 18,59, trong đó 39,89% có CLCS trung bình, 37,81% ở mức cao, 21,17% ở mức thấp và 1,13% ở mức rất thấp. Tỉ lệ SV có dấu hiệu stress, trầm cảm, lo âu lần lượt là 32,33%, 35,35% và 42,16%. Các yếu tố liên quan đến CLCS: Giới tính, mắc COVID-19, dấu hiệu stress, dấu hiệu lo âu, tình trạng sức khỏe, tình hình tài chính. Các yếu tố liên quan dấu hiệu stress và dấu hiệu lo âu bao gồm: CLCS và tình hình tài chính. Các yếu tố liên quan dấu hiệu trầm cảm bao gồm: CLCS, tình trạng sức khỏe và tình hình tài chính. Chất lượng cuộc sống cũng như tình trạng sức khỏe tâm thần của SV y khoa cần được quan tâm và nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là trong bối cảnh bùng phát của các dịch bệnh.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-06-2023

Cách trích dẫn

Hải, N. T. ., Anh, L. T. T. ., Lan, B. T. ., & Tùng, Đào V. . (2023). Chất lượng cuộc sống và sức khỏe tâm thần của sinh viên y đa khoa Trường Đại học Y Dược Hải Phòng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 năm 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(1 Phụ bản), 2. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/968

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>