Phát hiện một số vi rút gây bệnh ở người trong môi trường nước thải tại Hà Nội, năm 2020 – 2021

Các tác giả

  • Trần Thị Nguyễn Hòa Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Đào Thị Hải Anh Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thế Anh Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Vũ Mạnh Hùng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Đặng Thị Mai Phương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Vũ Hải Hà Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Hương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Văn Dũng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Phạm Quang Thái Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thúy Hường Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, Hà Nội
  • Nguyễn Đăng Hiền Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, Hà Nội
  • Vũ Huy Chinh Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội – Xí nghiệp quản lý các nhà máy xử lý nước thải, Hà Nội
  • Nguyễn Minh Nam Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội – Xí nghiệp quản lý các nhà máy xử lý nước thải, Hà Nội
  • Nguyễn Trung Tiến Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội – Xí nghiệp quản lý các nhà máy xử lý nước thải, Hà Nội
  • Hà Thị Thu Huyền Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội – Xí nghiệp quản lý các nhà máy xử lý nước thải, Hà Nội
  • Trần Như Dương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/839

Từ khóa:

Giám sát môi trường, vi rút đường ruột, vi rút thuộc đường ruột, rota, noro , adeno

Tóm tắt

Giám sát tác nhân vi rút gây bệnh ở người trong nước thải là mô hình giám sát sức khỏe cộng đồng chủ động được nhiều quốc gia áp dụng. Tại Việt Nam, chưa có công bố nào về giám sát các vi rút gây bệnh trong nước thải. Dựa vào chương trình giám sát vi rút polio trong nước thải được triển khai tại Hà Nội từ tháng 11/2020, nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định sự có mặt của một số vi rút gây bệnh khác. 53 mẫu nước thải chưa qua xử lý được thu thập từ hai trạm xử lý và bốn cống gom nước thải sinh hoạt ở các sông tại Hà Nội, giai đoạn 11/2020 – 12/2021. Mẫu nước được cô đặc theo phương pháp 2-pha Dextran PEG và sau đó xét nghiệm phát hiện vi rút đường ruột (VRĐR), rota, noro và adeno. VRĐR phân lập được trên 6 (11,32%) mẫu, bao gồm echo 3, 6 và 11, mỗi type 2 mẫu. Vi rút rota, noro GI, noro GII và adeno lần lượt phát hiện trên 24 (45,28%), 16 (30,18%), 27 (50,94%) và 33 (62,26%) mẫu. Kết quả bước đầu cho thấy tính khả thi trong việc kết hợp song song giám sát vi rút polio với giám sát các vi rút gây bệnh khác trong môi trường nước thải, đặc biệt đối với vi rút noro và adeno mà hệ thống giám sát dựa trên bệnh nhân chưa được thực hiện tại Việt Nam.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

18-11-2022

Cách trích dẫn

Hòa, T. T. N. ., Anh, Đào T. H. ., Anh, N. T. ., Hùng, V. M. ., Phương, Đặng T. M. ., Hà, V. H. ., Hương, N. T. T. ., Dũng, N. V. ., Thái, P. Q. ., Hường, N. T. ., Hiền, N. Đăng ., Chinh, V. H. ., Nam, N. M. ., Tiến, N. T. ., Huyền, H. T. T. ., & Dương, T. N. . (2022). Phát hiện một số vi rút gây bệnh ở người trong môi trường nước thải tại Hà Nội, năm 2020 – 2021. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(7), 30–39. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/839

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >>