Giám sát muỗi Aedes albopictus bằng bẫy BG (Biogents Bentinel Trap) tại tỉnh Tiền Giang và Bình Dương năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2014Từ khóa:
Bẫy BG, Aedes albopictus, giám sát muỗiTóm tắt
Nghiên cứu này nhằm giám sát muỗi Aedes albopictus tại TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và TP. Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương bằng cách sử dụng bẫy BG. Nghiên cứu đã triển khai đặt 78 bẫy mỗi tuần tại Mỹ Tho và 181 bẫy mỗi tuần tại Thủ Dầu Một, trong 25 tuần. Kết quả cho thấy tổng số muỗi thu thập là 248.512 cá thể, trong đó Mỹ Tho thu thập được 118.144 cá thể và Thủ Dầu Một thu thập được 130.368 cá thể. Tỷ lệ muỗi Aedes albopictus tại Mỹ Tho là 3,94%, trong khi tại Thủ Dầu Một là 8,90%. Trong tổng số 16.263 cá thể muỗi Aedes albopictus được thu thập, tỷ lệ muỗi cái chiếm 80,54%. Mật độ muỗi tại Mỹ Tho dao động nhẹ quanh mức 1,08-3,53 muỗi cái/bẫy/tuần. Ở điểm Thủ Dầu Một, mật độ muỗi cái Aedes albopictus thu thập có xu hướng biến động mạnh hơn so với Mỹ Tho với mật độ 1,19-4,25 muỗi cái Aedes albopictus/bẫy/ tuần. Tỉ lệ bẫy BG dương tính ở điểm Mỹ Tho là 56,15% và ở điểm Thủ Dầu Một là 60,99%. Nghiên cứu kết luận rằng bẫy BG hiệu quả trong việc giám sát muỗi Aedes albopictus. Tuy nhiên để tối ưu hóa hiệu quả giám sát muỗi cần quản lý bẫy tốt. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho việc kiểm soát và phòng chống muỗi hiệu quả hơn trong tương lai.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.