So sánh tỷ trọng một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ em béo phì và trẻ em có tình trạng dinh dưỡng bình thường lứa tuổi từ 11 – 14 tại Thành phố Hà Nội, 2018 – 2019

Các tác giả

  • Lưu Phương Dung Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thi Thơ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Bùi Thị Minh Thái Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội
  • Phan Hà Mỵ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Lan Anh Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1381

Từ khóa:

Vi khuẩn chí đường ruột, béo phì, học sinh, vị thành niên, Hà Nội

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm xác định và so sánh tỷ trọng 4 ngành/chi vi khuẩn chí đường ruột ở học sinh trung học cơ sở mắc béo phì (n = 100) và học sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường (n = 100) tại Thành phố Hà Nội, 2018 - 2019. Mỗi học sinh tham gia nghiên cứu được lấy mẫu phân để xác định tỷ trọng của 4 nhóm vi khuẩn chí đường ruột có liên quan đến tình trạng béo phì gồm: Ngành Bacteroidetes, chi Prevotella, ngành Firmicutes, và chi Bifidobacterium. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỷ trọng của các 4 nhóm vi khuẩn chí đường ruột giữa 2 nhóm nghiên cứu theo tình trạng dinh dưỡng, theo khu vực, ở học sinh nam và học sinh từ 11 - 13 tuổi. Sự khác biệt chỉ ghi nhận ở nhóm học sinh nữ, và nhóm học sinh 14 tuổi (p < 0,05). Nghiên cứu bước đầu chỉ ra mối liên quan giữa tỷ trọng của một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột và tình trạng béo phì và đây sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ này qua đó cung cấp bằng chứng cho việc thiết kế các hoạt động phòng, chống tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam thời gian tới.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-01-2024

Cách trích dẫn

Dung, L. P. ., Thơ, N. T. T., Thái, B. T. M. ., Mỵ, P. H. ., & Anh, N. T. L. . (2024). So sánh tỷ trọng một số nhóm vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ em béo phì và trẻ em có tình trạng dinh dưỡng bình thường lứa tuổi từ 11 – 14 tại Thành phố Hà Nội, 2018 – 2019. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(6), 49–58. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1381

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2