Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, năm 2020

Các tác giả

  • Tạ Minh Khuê Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Lê Thị Kim Ánh Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội
  • Dương Thị Hồng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • An Hồng Liên Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/400

Từ khóa:

Viêm gan B sơ sinh, tỷ lệ tiêm chủng, Nghệ An

Tóm tắt

Nghiên cứu mô cắt ngang có phân tích được tiến hành tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An năm 2020 ở trẻ 2 – 3 – 4 tháng tuổi với mục tiêu mô tả thực trạng tiêm chủng vắc xin viêm gan B sơ sinh (VGBSS) và một số yếu tố liên quan. Kết quả: Trong 310 trẻ tham gia nghiên cứu có 72,9% trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh, 74,8% trẻ được tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh gồm: Tuổi thai khi sinh, cân nặng khi sinh, phương pháp sinh, nơi sinh, tuổi của mẹ, trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ, kiến thức về bệnh viêm gan B, kiến thức về vắc xin viêm gan B sơ sinh, thái độ về vắc xin viêm gan B sơ sinh. Để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B sơ sinh tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, cần tăng cường đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao và cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế và đẩy mạnh hoạt động truyền thông trong cộng đồng về tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin viêm gan B sơ sinh.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

31-08-2021

Cách trích dẫn

Khuê, T. M. ., Ánh, L. T. K. ., Hồng, D. T. ., & Liên, A. H. . (2021). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, năm 2020. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(7), 62–71. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/400

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>