Thực trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trung học phổ thông tại huyện Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang, năm 2021

Các tác giả

  • Nguyễn Song Tú Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Trần Thúy Nga Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Hoàng Nguyễn Phương Anh Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Lê Đức Trung Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1205

Từ khóa:

Thiếu máu, học sinh, trung học phổ thông, yếu tố liên quan, Tày, Dao

Tóm tắt

Tỷ lệ thiếu máu có sự khác biệt tùy thuộc tình trạng sinh lý, điều kiện địa lý. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 618 học sinh 15 - 17 tuổi tại một số trường Trung học phổ thông tại huyện Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang nhằm mô tả thực trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu máu chung là 22,8%, ở mức trung bình có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng, trong đó mức độ vừa và nặng là 6,8%. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở dân tộc Dao (28,4%), tiếp theo là Tày (26,4%). Tỷ lệ thiếu máu tại huyện Chiêm Hóa chung là 25,8% trong đó mức độ nhẹ là 18,2% và thành phố Tuyên Quang tương ứng là 13,9% và 19,9%. Phân tích đa biến logistic cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở nữ giới cao gấp 2,5 lần so với nam giới (p < 0,001). Tỷ lệ thiếu máu học sinh 15 - 16 tuổi cao gấp 1,6 lần so với học sinh 17 tuổi (p < 0,05). Do vậy, những giải pháp can thiệp lâu dài trong phòng chống thiếu máu trên học sinh trung học phổ thông cần chú trọng đến nữ giới, tuổi và đối tượng dân tộc ở các khu vực miền núi.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

24-10-2023

Cách trích dẫn

Tú, N. S. ., Nga, T. T. ., Anh, H. N. P. ., & Trung, L. Đức . (2023). Thực trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trung học phổ thông tại huyện Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang, năm 2021. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(4), 56–63. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1205

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>