Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở học sinh 15 – 17 tuổi tại Gia Lai, năm 2022

Các tác giả

  • Hoàng Văn Phương Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Hà Nội
  • Nguyễn Song Tú Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, Hà Nội
  • Nguyễn Hữu Bắc Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1545

Từ khóa:

Thấp còi, gầy còm, thừa cân - béo phì, yếu tố liên quan, Gia Lai

Tóm tắt

 Vấn đề dinh dưỡng thường đề cập ở học sinh trung học phổ thông là suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi, gầy còm và thừa cân, béo phì. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 3468 học sinh 15 – 17 tuổi tỉnh Gia Lai năm 2022 nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Kết quả cho thấy học sinh thuộc hộ kinh tế (nghèo và cận nghèo), mẹ trình độ (tiểu học trở xuống), nữ giới, chưa dậy thì, dân tộc (Gia Rai, Ba Na và khác), học sinh nội trú, tuổi 16 - 17 có thể tăng nguy cơ SDD thấp còi so với hộ kinh tế bình thường, trình độ của người mẹ trên tiểu học, nam giới, đã dậy thì, dân tộc Kinh, không học nội trú, tuổi 15. Học sinh nam giới, dân tộc Kinh, không học sinh nội trú làm tăng nguy cơ SDD gầy còm so với nữ giới, dân tộc khác, học sinh nội trú. Học sinh là nam giới, sống tại vùng thành thị, mẹ nghề nghiệp (công nhân, công nhân viên chức, kinh doanh, nội trợ) là tăng nguy cơ thừa cân, béo phì so với nữ giới, vùng nông thôn, mẹ làm ruộng và làm thuê. Triển khai các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng cần ưu tiên giải quyết các yếu tố gây nguy cơ suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì ở vùng nông thôn, dân tộc, vùng khó khăn.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

02-07-2024

Cách trích dẫn

Phương, H. V. ., Tú, N. S. ., & Bắc, N. H. . (2024). Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở học sinh 15 – 17 tuổi tại Gia Lai, năm 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(1), 71–80. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1545

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>