Phát hiện thực khuẩn thể tả trong môi trường nước ngoại cảnh tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, 2018 - 2019
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1031Từ khóa:
Thực khuẩn thể tả, bệnh tả, giám sát bệnhTóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 800 mẫu nước môi trường ngoại cảnh tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019 nhằm mô tả sự lưu hành của thực khuẩn thể tả (TKTT) trong môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy 8/400 TKTT phân lập được từ mẫu nước bề mặt chiếm tỷ lệ 2,0% và 2/400 TKTT được phân lập từ mẫu mồi gạc tôm chiếm tỷ lệ 0,5%. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR cho thấy TKTT dạng sợi fs2 được phát hiện 10,5% đến 16,8% và TKTT dạng sợi fs1 được phát hiện từ 5 - 14,25% tùy thuộc loại mẫu nước bề mặt hay mẫu mồi gạc tôm. Kết quả phát hiện vật chủ Vibrio cholerae của TKTT được phát hiện nhiều nhất bằng gen đặc hiệu loài toxR từ 36,8% đến 38,8%; phát hiện 5 mẫu dương tính với vi khuẩn tả O139 và 3 mẫu dương tính với gen độc tố tả ctxA. Qua nghiên cứu cho thấy phát hiện TKTT trong nguồn nước môi trường, và đều có thể phát hiện ở các tháng trong năm, TKTT dạng sợi (filamentus phage 1 - fs1, filamentus phage 2 - fs2) xuất hiện phổ biến ở các điểm nghiên cứu đặc biệt là các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Cần thực hiện thêm nghiên cứu ứng dụng giám sát TKTT trong giám sát và phòng chống dịch tả tại cộng đồng.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.