Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại môt mỏ sắt tỉnh Thái Nguyên năm 2019
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/240Từ khóa:
Bụi phổi silic, người lao động, Thái NguyênTóm tắt
Môi trường lao động của mỏ sắt Tiến Bộ phát sinh nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp, trong đó có bụi silic, làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp ở người lao động. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động tại mỏ sắt Tiến Bộ tỉnh Thái Nguyên năm 2019. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tiến hành phỏng vấn, đo huyết áp, đếm mạch, đo chiều cao, cân nặng, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp và chụp phim X – quang phổi theo tiêu chuẩn của ILO cho người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trong mỏ sắt Tiến Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động là 16,2%. Các đám mờ nhỏ trên phim X – quang chủ yếu có kích thước loại p/p chiếm 43,8%. Tổn thương đám mờ nhỏ có mật độ 1/1 chiếm tỷ lệ cao nhất (43,8%). Đa số người lao động không có rối loạn chức năng thông khí phổi, tỷ lệ người lao động bị rối loạn thông khí hạn chế chiếm 4,0%; tỷ lệ người lao động có hội chứng tắc nghẽn chiếm 5,1%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo giới tính, nhóm tuổi và nhóm tuổi nghề của người lao động.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.