Thực trạng bụi trong môi trường làm việc và tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động Công ty Cơ khí gang thép năm 2018
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/238Từ khóa:
Bụi phổi silic, môi trường lao động, cơ khíTóm tắt
Cơ khí là một ngành công nghiệp nặng có phát sinh nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp như tiếng ồn, vi khí hậu nóng, hơi khí độc, bụi… làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả thực trạng bụi trong môi trường làm việc và tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động Công ty Cơ khí gang thép năm 2018. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát đặc điểm bụi trong môi trường lao động ở 11 vị trí lao động và khám lâm sàng, chụp X-quang bụi phổi theo tiêu chuẩn của ILO, đo chức năng hô hấp cho 185 người lao động (NLĐ) trực tiếp làm trong các dây chuyền sản xuất cơ khí. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Có 6 vị trí có nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp vượt quá tiêu chuẩn cho phép cao nhất là khu vực làm sạch vật đúc, hoàn thiện của phân xưởng 1 (0,35 mg/m3), có 3 vị trí có nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần vượt quá giới hạn cho phép, cao nhất là tại khu vực làm sạch vật đúc, hoàn thiện của phân xưởng 1 (0,63 mg/m3). Tỷ lệ NLĐ mắc bệnh bụi phổi silic là 6,5%. Tỷ lệ NLĐ có hình ảnh tổn thương phổi trên phim Xquang là 6,5%, và tất cả là tổn thương đám mờ tròn nhỏ trên phim X-quang, tỷ lệ có hình ảnh bụi phổi silic trên phim X-quang có xu hướng tăng dần theo tuổi nghề của NLĐ (p<0,01) và 19 NLĐ (10,3%) có rối loạn thông khí phổi khi đo chức năng hô hấp. Công ty cần có những biện pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe của NLĐ, đặc biệt là những người có tuổi nghề cao.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.