Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động tại hai nhà máy luyện gang thép ở Thái Nguyên năm 2018
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/239Từ khóa:
Bụi phổi silic, người lao động, luyện gang, luyện thépTóm tắt
Luyện gang và luyện thép là ngành công nghiệp được hình thành sớm ở nước ta, bên cạnh các dây chuyền sản xuất hiện đại, vẫn còn những dây chuyền công nghệ cũ, làm phát sinh nhiều bụi silic (SiO2) trong môi trường lao động (MTLĐ), dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic. Nghiên cứu dược tiến hành nhằm mô tả thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động (NLĐ) của hai nhà máy luyện gang thép ở Thái Nguyên năm 2018. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện để tiến hành khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp và chụp phim X – quang phổi cho NLĐ tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trong
hai nhà máy luyện gang và luyện thép Lưu Xá. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic giữa hai nhà máy, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic của NLĐ ở nhà máy luyện thép Lưu Xá là 12,3%, tỷ lệ NLĐ mắc bệnh bụi phổi silic ở nhà máy luyện gang là 11,5%. Tất cả các đám mờ đều là đám mờ nhỏ tròn đều loại p, trong đó mật độ đám mờ loại 1/1 chiếm đa số với tỷ lệ 54,5%. Tỷ lệ NLĐ có rối loạn thông khí phổi là 17,4%. Trong đó, chủ yếu là rối loạn thông khí hạn chế (16,6%)
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.