Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh và các yếu tố liên quan ở học sinh của 4 trường tiểu học tại Thành phố Huế năm 2018
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/211Từ khóa:
Smartphone, học sinh tiểu học, SAS-SVTóm tắt
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone) ở học sinh tiểu học rất đáng được quan tâm. Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng sử dụng Smartphone và các yếu tố liên quan ở học sinh của 4 trường tiểu học tại thành phố Huế, Thừa Thiên Huế năm 2018. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định lượng trên 640 cặp phụ huynh-học sinh và định tính trên 2 nhóm phụ huynh thuộc 4 trường tiểu học trên thành phố Huế. Sử dụng bộ công cụ được thiết kế sẵn và thang đo SAS-SV để đánh giá mức độ nghiện Smartphone ở học sinh. Kết quả cho thấy có 83,1% học sinh
tiểu học sử dụng Smartphone, trong đó 28,2% có biểu hiện nghiện, 47,6% có dấu hiệu nguy cơ nghiện Smartphone. Tỷ lệ nghiện Smartphone ở nam cao hơn so với nữ (38,1% và 17,3%). Các yếu tố liên quan đến lạm dụng Smartphone bao gồm giới tính, thời gian sử dụng, mục đích sử dụng, điều kiện kinh tế gia đình và trình độ học vấn của phụ huynh. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng tỷ lệ và nguy cơ nghiện Smartphone của học sinh tiểu học nằm ở mức cao. Theo đó các bậc phụ huynh cần có thái độ quan tâm hơn cũng như phương pháp hướng dẫn sử dụng Smartphone thích hợp nhằm tránh tình trạng lạm dụng Smartphone ở trẻ.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.