Sự ức chế tải lượng vi rút và một số yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2021
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/899Từ khóa:
Ức chế tải lượng vi rút, HIV, ARV, Tuân thủ điều trịTóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định sự ức chế tải lượng vi rút (TLVR) và mô tả một số yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV, từ đó giúp đánh giá hiệu quả điều trị ARV tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ 7/2020 đến 7/2021 trên 16.278 người nhiễm HIV có kết quả TLVR trong thời gian nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ người nhiễm HIV đạt ngưỡng ức chế TLVR (< 1.000 bản sao/ml) là 98,6%. Người nhiễm HIV là nam quan hệ tình dục đồng giới, hoặc là vợ/bạn tình người nguy cơ cao có khả năng ức chế TLVR cao hơn nhóm tiêm chích ma tuý (TCMT) (ORHC: 2,04, 95%KTC: 1,32 - 3,17); (ORHC: 1,84, 95%KTC: 1,29 - 2,62). Người đã điều trị ARV từ 2 - 5 năm, hoặc ≥ 5 năm có khả năng đạt ức chế TLVR cao hơn nhóm điều trị từ 1 - 2 năm (ORHC: 1,74, 95%KTC: 1,08 - 2,80); (ORHC: 1,61, 95%KTC: 1,01 - 2,57). Khả năng ức chế TLVR cao hơn được phát hiện ở nhóm bắt đầu điều trị ở giai đoạn I và II (so với III hoặc IV) (ORHC: 5,89, 95%KTC: 4,06 - 8,55), và nhóm tuân thủ điều trị tốt (ORHC: 3,40, 95%KTC: 2,29 - 5,03). Do vậy, các chương trình điều trị ARV cần đẩy mạnh hơn việc kết nối điều trị ARV sớm và tư vấn tuân thủ điều trị cho người nhiễm HIV, đặc biệt nhóm TCMT, từ đó giúp tăng tỷ lệ người nhiễm HIV đạt ức chế TLVR ở TP.HCM.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.