Tỷ lệ đồng nhiễm HIV - giang mai và một số yếu tố liên quan ở nam quan hệ tình dục đồng giới tại Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2017Từ khóa:
Đồng nhiễm, HIV, Giang mai, MSM, Đồng bằng sông Cửu LongTóm tắt
Đồng nhiễm HIV - giang mai (HIV-GM) có xu hướng tăng trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trên thế giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng số liệu giám sát trọng điểm HIV và lồng ghép hành vi thông qua các khảo sát cắt ngang giai đoạn 2015 - 2022 để xác định tỷ lệ đồng nhiễm HIV-GM và một số yếu tố liên quan trên nhóm MSM tại Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang). Kết quả cho thấy sự gia tăng xu hướng đồng nhiễm HIV-GM (0,5%-3,1%; p-trend < 0,001) trong nhóm MSM. Phân tích hồi quy đa biến chỉ ra ba yếu tố liên quan đến đồng nhiễm HIV-GM là nhận bao cao su (BCS) miễn phí trong 6 tháng qua (ORhc = 0,57; KTC 95%: 0,37 - 0,88), dùng BCS ở lần quan hệ tình dục (QHTD) gần nhất (ORhc = 1,90; KTC 95%: 1,17 - 3,08) và đã từng điều trị ARV (ORhc =10,64; KTC 95%: 5,57 - 20,29). Kết quả cho thấy sự gia tăng xu hướng đồng nhiễm HIV-GM (0,5% - 3,1%; p-trend < 0,001) trong nhóm MSM. Yếu tố làm giảm tỷ lệ đồng nhiễm HIV-GM là nhận BCS miễn phí/6 tháng qua, yếu tố làm tăng tỷ lệ đồng nhiễm HIV-GM là dùng BCS ở lần QHTD gần nhất và đã từng điều trị ARV. Cần tăng cường truyền thông, tư vấn việc sử dụng BCS khi QHTD cho nhóm MSM nói riêng và người đang được điều trị ARV nói chung để giảm lây truyền HIV và STIs cho bạn tình của họ.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.