Kết cục thai kỳ trên những trường hợp chuyển phôi thể khảm và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, 2021 – 2023
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1627Từ khóa:
Phôi thể khảm, PGT-A, chất lượng phôi khảm, tỷ lệ có thaiTóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả kết cục thai kỳ của chuyển phôi thể khảm và mối liên quan giữa đặc điểm của phôi thể khảm và kết cục thai kỳ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 96 trường hợp chuyển phôi thể khảm tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội từ năm 2021 đến năm 2023. Kết quả cho thấy, tỷ lệ có thai là 61,5%, tỷ lệ thai diễn tiến là 43,8% và tỷ lệ sảy, lưu thai là 8,3%. Trong 42 trường hợp thai diễn tiến, 23 (24,0%) trường hợp trẻ sinh sống, 15 trường hợp đang theo dõi thai và 4 trường hợp không có thông tin. Tuổi sinh trung bình là 38,5 tuần và cân nặng trẻ sinh trung bình là 3291,3g. Tỷ lệ thai diễn tiến cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm phôi khảm chất lượng rất tốt so với phôi khảm chất lượng tốt và trung bình (tương ứng 66,7%; 42,5%; 19,2% với p = 0,002). Mức độ khảm, loại phôi khảm hay số nhiễm sắc thể (NST) khảm không ảnh hưởng đến kết cục có thai, tuy nhiên, với mức độ khảm cao và khảm lệch bội NST thì tỷ lệ sảy, lưu thai có xu hướng cao hơn. Như vậy, phôi thể khảm vẫn có khả năng phát triển đến trẻ sinh ra sống. Cân nhắc chọn phôi khảm có chất lượng tốt, mức độ khảm thấp và không phải là khảm lệch bội để chuyển phôi.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.