Đặc điểm dịch tễ học trường hợp tử vong do bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của người dân ở một số tỉnh khu vực miền Trung từ năm 2016 đên 2019
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/158Từ khóa:
Bệnh dại, tư vong, dịch tễ học, kiến thức - thái độ - thực hành phòng dạiTóm tắt
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người, theo Tổ chức Y tế thế giới trung bình hàng năm có 60.000 ca tư vong. Muc tiêu nghiên cứu mô tả đặc điểm dịch tễ học ca tư vong do bệnh dại trong 4 năm 2016-2019; kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của người dân ở một số tỉnh miền Trung. Sư dung phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu 32 ca tư vong từ 2016 đến 2019. Kết quả cho thấy số ca tư vong do bệnh dại trên 100.000 dân cao nhất ở tỉnh Phú Yên (0,97); tiếp đến ở Bình Định (0,43); Quảng Nam (0,4); Bình Thuận (0,38). Thời gian phơi nhiễm với động vật nghi dại tăng từ tháng 4 đến tháng 9. Các ca tư vong cao ở độ tuổi 15 - 59 (62,5%), nam cao hơn nữ (59,4% so với 40,6%), và ở trình độ tiểu học (59,4%). Thời gian từ khi phơi nhiễm đến khi có triệu chứng dại từ 1 - 3 tháng (59,4%). Thời gian từ phơi nhiễm đến tư vong từ 1 - 6 tháng (84,4%). Vết thương phân độ III chiếm 81,3%. Lý do chủ quan không đi tiêm vắc xin sau phơi nhiễm chiếm 62,5%. Điều tra về kiến thức - thái độ - thực hành (KAP) cho thấy có 53,4% người dân có kiến thức tốt; 95,9% có thái độ tích cực và 61,0% có thực hành tốt về phòng chống bệnh dại.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.