Thực trạng tồn lưu kháng thể kháng độc tố bạch hầu ở người dân từ 5 - 40 tuổi tại tỉnh Khánh Hòa và giải pháp phòng, chống dịch
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/939Từ khóa:
Kháng thể, bạch hầu, giải pháp, Khánh HoàTóm tắt
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm gây dịch và có thể gây tử vong bởi độc tố vi khuẩn. Trong những năm gần đây dịch bạch hầu đã xuất hiện ở một số tỉnh tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng tồn lưu kháng thể kháng độc tố bạch hầu ở người dân từ 5 - 40 tuổi tại tỉnh Khánh Hòa và đề xuất các biện pháp dự phòng dịch bệnh. Nghiên cứu trên 1.195 người ở 08 huyện/thị từ tháng 09/2021 đến tháng 02/2023. Thu thập mẫu huyết thanh để xác định nồng độ kháng thể (NĐKT) kháng bạch hầu bằng kỹ thuật ELISA. Kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng có NĐKT kháng độc tố bạch hầu ở mức đầy đủ hoặc lâu dài khá thấp (26,69%). Nhóm tuổi 5 - 10 có NĐKT trung bình cao nhất - ở mức bảo vệ đầy đủ 0,14IU/ml (trừ nhóm 5 - 10 tuổi tại huyện Khánh Sơn). NĐKT trung bình giảm xuống mức bảo vệ một phần (< 0,1IU/ml) ở hầu hết các nhóm tuổi > 10 ở tất cả các địa bàn nghiên cứu. Cần tổ chức chiến dịch tiêm chủng bổ sung cho nhóm tuổi và địa bàn nguy cơ; duy trì tỷ lệ cao tiêm chủng thường xuyên theo lịch của tiêm chủng mở rộng Quốc gia, tiêm nhắc lại cho nhóm tuổi trên 10 khi có nguy cơ bùng phát dịch, tăng cường truyền thông phòng bệnh.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.