Một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và vi rút sởi lưu hành tại Bắc Giang giai đoạn 2013-2019

Các tác giả

  • Triệu Thị Thanh Vân Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Dương Thị Hiển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
  • Nguyễn Thị Mai Duyên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Đoàn Thị Thanh Nhàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
  • Giáp Văn Minh Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
  • Đỗ Phương Loan Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Đặng Thanh Minh Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/157

Từ khóa:

Sởi, dịch tễ, sinh học phân tử, kiểu gen, Bắc Giang

Tóm tắt

Sởi là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp. Mặc dù vắc xin phòng sởi an toàn, hiệu quả và sư dung rộng rãi nhưng dịch sởi vẫn xảy ra theo chu kỳ 3 - 5 năm. Tại Bắc Giang, số liệu dịch tễ, mẫu lâm sàng từ các bệnh nhân sốt phát ban nghi sởi tại tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2013-2019 được thu thập nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng bệnh sởi và sinh học phân tư của vi rút sởi lưu hành tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013–2019. Tại Bắc Giang xảy ra hai vu dịch sởi năm 2014 và 2019 với tổng số trường hơp mắc sởi là 261 trường hợp (47,02% số trường hợp sốt phát ban). Trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (42,53%), có 83,14% trường hợp mắc sởi không tiêm phòng vắc xin. Kiểu gen lưu hành trong vu dịch 2014 và 2019 tương ứng là H1 và D8, có độ tương đồng cao với các chủng gây dịch tại Việt Nam và các nước trong khu vực trong cùng thời kỳ. Kết quả của nghiên cứu đã góp phần cung cấp thông tin để các nhà quản lý có những biện pháp điều chỉnh chiến lược loại trừ sởi phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

27-04-2021

Cách trích dẫn

Vân, T. T. T. ., Hiển, D. T. ., Duyên, N. T. M. ., Nhàn, Đoàn T. T. ., Minh, G. V. ., Loan, . Đỗ P. ., & Minh, Đặng T. . (2021). Một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và vi rút sởi lưu hành tại Bắc Giang giai đoạn 2013-2019. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(7), 67–76. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/157

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả