Hiệu quả bổ sung gói đa vi chất kết hợp truyền thông giáo dục chăm sóc, nuôi dưỡng đến tình trạng nhân trắc của trẻ 6 - 11 tháng ở một số xã nông thôn tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Các tác giả

  • Trần Thị Minh Nguyệt Viện Dinh dưỡng, Hà Nội
  • Trần Thúy Nga Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Việt Hà Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Trần Khánh Vân Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Lan Phương Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Lê Thị Thùy Dung Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Đặng Thị Hạnh Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1212

Từ khóa:

Trẻ 6 - 11 tháng tuổi , thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, tỉnh Thanh Hóa

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng gói đa vi chất kết hợp truyền thông lên tình trạng nhân trắc của trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa, phân loại chỉ số nhân trắc theo WHO (2006). 360 trẻ tham gia can thiệp, chia thành 2 nhóm theo chỉ số nhân trắc, tháng tuổi và giới. Nhóm can thiệp bổ sung gói đa vi chất MNPs Bibomix, 1 gói/1 ngày; 5 gói/1 tuần, thành phần gồm 15 loại vitamin và khoáng chất, kết hợp truyền thông dinh dưỡng, nhóm chứng dùng gói giả dược truyền thông dinh dưỡng, thời gian 12 tháng. Kết quả chỉ số cân nặng, chiều dài, Z-score chiều dài/tuổi, Z-score cân nặng/tuổi, Z-score cân nặng/chiều dài, trung bình sau 6, 12 tháng tại nhóm can thiệp cải thiện tốt hơn nhóm chứng. Hiệu quả hỗ trợ điều trị sau 6 tháng và 12 tháng với suy dinh dưỡng thấp còi và nhẹ cân lần lượt là 16,6%; 32,2% (p < 0,05) và 23,6%; 14,3%. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả rõ rệt sau 12 tháng can thiệp, do đó nên nhân rộng nơi có nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng cao.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

24-10-2023

Cách trích dẫn

Nguyệt, T. T. M. ., Nga, T. T. ., Hà, N. T. V. ., Vân, T. K. ., Phương, N. T. L. ., Dung, L. T. T. ., & Hạnh, Đặng T. . (2023). Hiệu quả bổ sung gói đa vi chất kết hợp truyền thông giáo dục chăm sóc, nuôi dưỡng đến tình trạng nhân trắc của trẻ 6 - 11 tháng ở một số xã nông thôn tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(4), 116–123. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1212

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>