Tình trạng kháng kháng sinh và mô hình tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2019

Các tác giả

  • Trần Vân Anh Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Nguyễn Thị Thu Phương Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Nguyễn Quang Hùng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, Hải Phòng
  • Phạm Minh Khuê Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/64

Từ khóa:

Kháng kháng sinh, mô hình kiểm soát nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn bệnh viện

Tóm tắt

Nghiên cứu hồi cứu 2021 mẫu bệnh phẩm vi khuẩn dương tính với mục tiêu mô tả thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng và mô hình tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện trong năm 2019. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu dữ liệu hồ sơ bệnh án của bệnh viện. Kết quả cho thấy tác nhân gây nhiễm khuẩn chủ yếu là các vi khuẩn Gram (-) (66%), trong đó E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (22%). Vi khuẩn Gram (+) gây bệnh chủ yếu là S.aureus (13%) và S. pneumonia (8,0%). S. aureus là vi khuẩn chính được tìm thấy ở bệnh phẩm mủ (7,8%). E.coli đã kháng với Ceftriaxone 52%, cefuroxime 55%, TMP/SMX (65%) và Ciprofloxacin (54%). Klebsiella pneumonia còn nhạy cảm cao, chỉ kháng cao nhất với TMP/SMX (28%), tuy nhiên đã có dấu hiệu kháng với nhóm carbapenem imipenem (9,0%) và meropenem (11%). Streptococcus pneumoniae còn khá nhạy cảm với levofloxacin và moxifloxacin với tỷ lệ kháng lần lượt là 2% và 1% nhưng đã kháng với kháng sinh nhóm macrolid với tỷ lệ 93%. S. aureus có tỷ lệ MRSA kháng cao như penicilline (100%), ciprofloxacin (94%), clindamycin (93%), azithromycin (94%), clarithromycin (89,2%), nhưng còn nhạy cảm 100% với linezolid. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo đúng mô hình và quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

12-01-2021

Cách trích dẫn

Anh, T. V. ., Phương, N. T. T. ., Hùng, N. Q. ., & Khuê, P. M. . (2021). Tình trạng kháng kháng sinh và mô hình tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2019. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(1), 296–302. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/64

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 5 6 > >>