Một số đặc điểm phân tử của vi rút viêm não Nhật Bản phân lập được từ muỗi Culex ở một số tỉnh của khu vực Tây Nguyên, 2005-2018
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/293Từ khóa:
Vi rút viêm não Nhật Bản, genotype I, Culex, Tây NguyênTóm tắt
Vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB) do muỗi Culex truyền, có vật liệu di truyền là ARN sợi đơn dương; Vi rút VNNB chỉ có 1 type huyết thanh, nhưng có 5 genotype. Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả đặc điểm phân tử của vi rút VNNB phân lập từ muỗi Culex ở Tây Nguyên, 2005-2018. Bằng phương pháp sinh học phân tử để phân tích 9 chủng vi rút từ muỗi Culex được phát hiện dương tính bằng RT-PCR với cặp mồi thiết kế từ vùng gen E của vi rút VNNB. Kết quả cho thấy, chỉ có 04 chủng vi rút VNNB phân lập 2007 là vi rút VNNB genotype I, còn 5 chủng vi rút phân lập 2018 không phải là vi rút VNNB mà là vi rút tương tự như vi rút Manglie. Về đặc điểm phân tử, 4 chủng vi rút VNNB ở khu vực Tây Nguyên có sự khác biệt với các chủng vi rút VNNB GI khác tại các tỉnh ở Tây Nguyên, Việt Nam và khu vực với tỷ lệ khác biệt lần lượt là 1,4%-2,7%-4,8%. Các chủng vi rút VNNB này có 8 vị trí thay đổi acid amin, nhưng là kiểu thay thế không bảo tồn với hai kiểu haplotype được phát hiện là NKSS và SKSS. Việc tình cờ phát hiện vi rút mới trong nghiên cứu này ở khu vực Tây Nguyên, cần có nghiên cứu tiếp theo để phân tích.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.