Thực trạng tai nạn thương tích ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông năm 2022

Các tác giả

  • Phạm Thị Thúy Hoa Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Lương Mai Anh Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội
  • Bùi Khánh Toàn Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Ngô Thị Hải Vân Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Đỗ Thị Điệp Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội
  • Viên Chinh Chiến Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1936

Từ khóa:

Tai nạn thương tích, yếu tố liên quan, người cao tuổi, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông

Tóm tắt

Tai nạn thương tích (TNTT) gây ra gánh nặng bệnh tật đáng kể cho người cao tuổi, gia đình và xã hội. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2015 - 2017, tỷ lệ tử vong do TNTT ở người cao tuổi chiếm 16,38% tổng số tử vong do TNTT. Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 600 người cao tuổi (NCT) tại huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông (năm 2022), sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và phỏng vấn cá nhân. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi gặp phải TNTT là 37,83%, trong đó té/ngã chiếm 44,93%, tai nạn giao thông chiếm 33,92% và bị động vật tấn công hoặc côn trùng cắn, đốt chiếm 14,98%. Các yếu tố liên quan đến TNTT ở NCT bao gồm: Nhóm tuổi (OR = 1,93; KTC95%: 1,26 – 2,95), mắc bệnh mạn tính (OR = 2,07; KTC95%: 1,45 – 2,96), cần sự hỗ trợ (OR = 1,66; KTC95%: 1,09 – 2,53), và sàn nhà/ sân trơn trượt (OR = 2,32; KTC95%: 1,55 – 3,47). Cần triển khai các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ TNTT cho NCT, đặc biệt là các nhóm tuổi khác nhau, những người cần hỗ trợ, và những người mắc bệnh mạn tính.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-10-2024

Cách trích dẫn

Hoa, P. T. T. ., Anh, L. M. ., Toàn, B. K. ., Vân, N. T. H. ., Điệp, Đỗ T. ., & Chiến, V. C. . (2024). Thực trạng tai nạn thương tích ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông năm 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(6 Phụ bản), 168–175. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1936

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>