Kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/807Từ khóa:
Kiệt sức nghề nghiệp, nhân viên y tế, thang đo Malslach (MBI), thành phố Hồ Chí MinhTóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang sử dụng thang đo Maslach (MBI) nhằm mô tả kiệt sức nghề nghiệp ở nhân viên y tế trong bối cảnh dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan được tiến hành với 215 nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, Tp.HCM. Kết quả có 20% nhân viên y tế bị kiệt sức nghề nghiệp, nhóm bác sĩ bị kiệt sức nghề nghiệp cao nhất (25%), thấp nhất là nhóm Điều dưỡng/Y sĩ/Hộ sinh (17,9%). Tỷ lệ nhân viên y tế bị kiệt sức nghề nghiệp cao ở ba khía cạnh là 27,4% bị cạn kiệt cảm xúc (EE) cao, 14,4% hoài nghi bản thân (DP) cao, 32,6% cho rằng hiệu quả công việc (PA) bị suy giảm ở mức cao. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiệt sức nghề nghiệp với yếu tố làm việc tại Trung tâm Y tế (OR = 2,4; p = 0,021), trực đêm ≥ 2 lần/tuần (OR = 2,5; p = 0,012), phải tham gia hoàn thiện hồ sơ bệnh án (OR = 2,7; p = 0,005) và không hài lòng với sự hỗ trợ của đồng nghiệp (OR = 4,3; p = 0,001); môi trường làm việc không an toàn (OR = 4,2; p = 0,001) bị kiệt sức nghề nghiệp nhiều hơn. Cần sắp xếp thời gian làm việc, hạn chế nhân viên y tế trực đêm 2 lần/tuần; cải thiện môi trường làm việc, quan hệ đồng nghiệp.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.