Kết quả một số giải pháp can thiệp phòng chống cận thị học đường ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Tuyên Quang năm 2017
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/308Từ khóa:
Cận thị học đường, phòng chống cận thị, học sinh tiểu họcTóm tắt
Nghiên cứu can thiệp (CT) được thực hiện ở học sinh (HS) tại 18 trường Tiểu học, Trung học cơ sở với mục tiêu đánh giá hiệu quả sau CT về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh cận thị học đường. Kết quả về kiến thức, tỷ lệ HS trả lời đúng khái niệm bệnh cận thị tăng từ 80,5% lên 98,4%; trước CT, tỷ lệ các em HS trả lời đúng các nguyên nhân gây cận thị chỉ từ 13,4% đến 67,0%, sau CT các tỷ lệ này tăng lên, chiếm 68,6% đến 98,3% (p<0,05). Trước CT có 56,2% HS cho rằng cận thị là một bệnh; 63,5% cho rằng có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Sau CT, các tỷ lệ này lần lượt là 97,7%; 96,6% (p<0,05). Trước CT, để phòng chống bệnh cận thị, HS lựa chọn phương pháp không đọc sách quá gần (67,3%), học nơi đủ ánh sáng (64,6%), không sử dụng máy tính >2h/ngày (64,8%). Sau CT các tỷ lệ này tăng lên lần lượt 97,0%; 97,0%; 97,5% (p<0,05). Về thực hành, trước CT có 33,5% HS thường xuyên xem tivi >2h/ngày; 19,2% sử dụng máy tính >2h/ngày, giảm lần lượt còn 12,7%; 10,0% sau CT (p<0,05). Trước CT có 59,4% HS có góc học tập gần cửa sổ. Sau CT tỷ lệ này tăng lên 70,8% (p<0,05). Các giải pháp CT đã mang lại hiệu quả giúp nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống bệnh cận thị học đường cho HS.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.