Cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp trên và tiêu hóa sau sử dụng sản phẩm dinh dưỡng trên trẻ 2-4 tuổi tại tỉnh Bắc Kạn

Các tác giả

  • Trương Tuyết Mai Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Trần Thị Thu Trang Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Hoàng Thị Hào Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Nguyễn Anh Tuấn Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
  • Nguyễn Hữu Bắc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/204

Từ khóa:

Sản phẩm dinh dưỡng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, táo bón, trẻ 2-4 tuổi

Tóm tắt

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng lên tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp trên và tiêu hóa trên trẻ 2-4 tuổi tại 4 xã thuộc huyện Chợ Mới, Bắc Kạn. Trẻ 2-4 tuổi khỏe mạnh được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm can thiệp được uống 2 gói sản phẩm/ngày (34 gram/gói) trong 5 tháng, nhóm chứng thực hiện chế độ ăn bình thường và không sử dụng sản phẩm dinh dưỡng. Các trẻ trong nghiên cứu được đánh giá trước và sau can thiệp về tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy và táo bón của trẻ. Sau 5 tháng can thiệp, số đợt mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên trung bình là 2,5 lần mắc ở nhóm can thiệp trong khi nhóm chứng là 3,6 (p<0,01). Tính theo số ngày mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên trong 5 tháng cho thấy nhóm can thiệp có số ngày mắc ít hơn so với nhóm chứng (p<0,05). Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên theo số đợt > 3 lần/5 tháng ở nhóm chứng cao hơn so với nhóm can thiệp (p<0,05). Tỷ lệ trẻ mắc táo bón (ít nhất 1 lần/5 tháng) ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng 2 gói/ngày trong 5 tháng có hiệu quả cải thiện tình trạng mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên, tiêu hóa của trẻ 2-4 tuổi.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

27-04-2021

Cách trích dẫn

Mai, T. T. ., Trang, T. T. T. ., Hào, H. T. ., Tuấn, N. A. ., & Bắc, N. H. . (2021). Cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp trên và tiêu hóa sau sử dụng sản phẩm dinh dưỡng trên trẻ 2-4 tuổi tại tỉnh Bắc Kạn. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(5), 90–96. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/204

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2